Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
137093

lich sư hình thành quê hương xã Nông Trường

Ngày 12/12/2019 15:26:02

 

Quá trình hình thành và phát triển của xã Nông Trường

            Xã Nông Trường  là một vùng quê cả lịch sử sử phát triển lâu đời. Lịch sử hình thành và phát triển cộng đồng dân cư nơi đây gắn liền với quá trình đấu tranh với thiên tai, địch họa, là quá trình lao động sáng tạo, cần cù và tån tiện và, đồng thời sáng phát triển,tạo ra những giá trị văn hóa quý giá. Đức tính chịu thương, chịu khó, “ thương người như thể thương thân” luôn là mạch nguồn xuyên suốt trong lối sống, đạo lý của người Nông Trường.

            Trong các cuộc kháng chiến, với ý chí"thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ", "không có gì quý hơn độc lập, tự do", nhân dân Nông Trường vững vàng trên mọi mặt trận, vừa xây dựng quê hương, sẵn sàng chiến đấu; vừa cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến. Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào người Nông Trường vẫn phát huy được truyền thống quý báu của quê hương, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp chung của dân tộc. Để rồi khi non sông thu về một mối, Bắc - Nam ca khúc khải hoàn, c¸n bé, nhân dân xã Nông Trường vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng các danh hiệu cao quý với nhiều huân, huy chương các loại, cờ thi đua, danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng . Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2000.

            Từ một vùng quê  vượt qua muôn vàn khó khăn, bằng sự lao động cần cù, sáng tạo của mình,nông Trường vượt lên giành nhiều thành tích trong sản xuất, xây dựng cuộc sống mới. Trong cuộc chiến chống đói nghèo, lạc hậu, xây dựng quê hương giầu đẹp, một lần nữa Nông Trường lại giành được những thành tích rất đáng tự hào. Từ những mái tranh lụp sụp xưa kia, nay đa số nhà dân được ngói hóa, kiên cố hóa, với nhiều tiện nghi hiện đại của thời kì đổi mới. Trường học, trạm xá được xây dựng khang trang, bề thế, đường giao thông được mở rộng qua phong trào “hiến đất”, đang được bê tông hóa, khiến quê hương đổi mới từng ngày. Các phong trào phát triển kinh tế, văn hóa đang thu được nhiều kết quả tốt đẹp.

            Trong thắng lợi chung đó, một nhân tố có ý nghĩa quyết định đó là sự lãnh đạo của tổ chức Đảng trên địa bàn xã. Từ một tổ Đảng được thành lập năm 1953  và đến nay là một Đảng bộ luôn đạt Trong sạch vững mạnh gồm 8 chi bộ, với 365 đảng viên là một quá trình chiến đấu, dựng xây, phát triển đầy hi sinh và gian khổ.

            Để góp phần lý giải, sức mạnh nào đã tạo nên sự thay đổi kỳ diệu ấy, đồng thời ghi lại chặng đường đầy gian khó nhưng cũng rất vinh quang của Đảng bộ; lưu danh đảng viên, quần chúng nhân dân đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, cùng những người đã đóng góp trí tuệ, công sức, tiền của vì sự nghiệp cách mạng, thực hiện Chỉ thị số 15 - CT/TW, ngày 28 tháng 8 năm 2002 của Ban bí thư Trung ương Đảng (khóa IX), chủ trương của Tỉnh ủy Thanh Hóa và Chỉ thị 26 - CT/HU, ngày 21 tháng 10 năm 2013 về đẩy mạnh công tác biên soạn lịch sử Đảng bộ cơ sở, chấp hành Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Nông Trường (khóa XVII), ngày  tháng 4 năm 2015, Đảng ủy xã Nông Trường xây dựng Nghị quyết chuyên đề lãnh đạo sưu tầm, biên soạn cuốn lịch sử Đảng bộ Nông Trường giai đoạn 1953 – 2015. Sự ra đời của cuốn lịch sử Đảng bộ nhằm tổng kết khách quan lịch sử sự ra đời, xây dựng và lãnh đạo của Đảng bộ trong những năm qua, cùng với sự lãnh đạo của Đảng bộ đã phát huy truyền thống cách mạng yêu nước của dân ta, tạo ra giá trị tinh thần vật chất mới ngày càng tiến bộ, phát triển, qua đó góp phần giáo dục truyền thống lịch sử Đảng bộ Nông Trường; làm cho các thế hệ đảng viên tự hào, trân trọng phát huy truyền thống tốt đẹp của Đảng bộ; làm tròn nghĩa vụ của người đảng viên trong các giai đoạn cách mạng mới; “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, xây dựng nông thôn mới sớm trở thành hiện thực trên quê hương Nông Trường.

            Cuốn sách “ Lịch sử Đảng bộvà phong trào cách mạng xã Nông Trường 1953 - 2015” được suất bản là một công trình ý nghĩa ghi dấu mốc lịch sử  năm ngày thành lập xã (4/1953 - 4/1915) .

            Quá trình nghiên cứu, biên soạn đã được Ban Tuyên giáo Huyện ủy Triệu Sơn, Hội Khoa học lịch sử Thanh Hóa giúp đỡ, được các đồng chí cán bộ chủ chốt của xã qua các thời kỳ, các bậc tiền bối cách mạng cùng các đồng chí có tuổi đời, tuổi Đảng cao đã góp ý xây dựng. Các đồng chí trong Ban sưu tầm biên soạn đã tận tâm, trách nhiệm hoàn thành suất sắc nhiệm vụ trong suốt 5 năm (2010 - 2015), trong đó trân trọng cảm ơn các đồng chí lão thành cách mạng và nhân dân xã cung cấp nhiều tư liệu quý. Song do thời gian dài, cấp ủy, cán bộ chủ chốt của Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể thay đổi nhiều, tư liệu sử không được ghi chép có hệ thống, do đó cuốn sách không sao tránh khỏi thiếu sót.

            Chúng tôi xin trân thành cảm ơn và tiếp thu ý kiến xây dựng của các đồng chí, và bạn đọc gần xa, để lần tái bản và xuất bản giai đoạn tiếp theo đạt kết quả chất lượng tốt hơn.

KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI,

CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ

            VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI.

1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên.

Xã Nông Trường nằm về phí  nam huyện Triệu Sơn, cách thị trấn Giắt trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của huyện Triệu Sơn 4 km, cách thành phố Thanh Hóa 25 km về phía Tây. Nông Trường có vị trí địa lý phía Đông giáp với xã Khuyến Nông , xã Tiến Nông. ; nam giáp với Thái Hòa, Phía tây giáp vớí xã Vân Sơn, phía bác giáp với xã An Nông, xã Minh Châu.

Nông Trường  có diện tích tự nhiên là: 542,36 ha, Xã có 1.680 hộ và  5.341 khẩu.Vềđịa hình và thổ nhưỡng.

Nghiên cứu lịch sử kiến tạo địa chất đã khẳng định, cũng như nhiều xã trong khu vực,Nông Trườngcó địa hình đồng bằng , cao ở phía bắc, thấp về phía nam, thuận lợi cho hệ thống tưới tiêu.

Khí hậu xã Nông Trường nằm ở vị trí khí hậu nhiệt đới gió mùa,

Với nguồn gốc hình thành và địa hình như vậy, nhìn chung chất đất ở Nông Trường tương đối phong phú. Nhìn chung thổ nhưỡng Nông Trường tương đối thuận tiện cho sản xuất, nhất là trồng lúa nước.

Đặc điểm này đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch thời vụ, đồng thời tạo nên sự đa dạng phong phú cho cơ cấu giống cây trồng ở địa phương, do nhập về những loài cây có nguồn gốc ôn đới như các loại rau mùa đông, tạo điều kiện quan trọng để đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính.

2. Kinh tế - xã hội

Trước kia đời sống của nhân dân vô cùng khổ cực, Là một vùng quê lấy sản xuất nông nghiệp làm nghề chính

Từ năm 1896 đến năm 1925, người Pháp đã cho xậy dựng hệ thống thuỷ nông Sông Chu, gồm đập Bái Thượng, 1 kênh đào chính, 2 kênh đào phụ, có tổng chiều dài 110 km và hệ thống chi giang, tiểu câu dài 2.625 km. Từ đây, sản xuất nông nghiệp thuận lợi hơn. Nhưng sống trong chế độ thực dân phong kiến đời sống nhân dân vẫn không được cải thiện. Người nông dân là lực lượng lao động chủ yếu sản xuất ra lương thực, thực phẩm, nhưng bị bóc lột tàn nhẫn, sưu cao thuế nặng, phu phen, tạp dịch liên miên, thiên tai tàn phá mùa màng, hủ tục đè nặng lên cuộc sống làng quê. Ruộng đất tập trung trong tay nhà giàu, người nông dân quanh năm làm thuê cuốc mướn, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà cơm không đủ no, áo không đủ mặc. Số đông ngày ba, tháng tám phải ăn rau, ăn cháo cầm hơi, cuộc sống vô cùng khốn khó.

Đến khi hợp tác xã nông nghiệp ra đời, công tác thuỷ lợi mới được chú trọng, hệ thống mương tưới, mương tiêu được củng cố, bờ vùng, bờ thửa được quy hoạch, các tiến bộ khoa học kĩ thuật từng bước được đưa vào ứng dụng nên năng suất lúa dần được nâng lên. Tuy nhiên, điều kiện đất nước còn chiến tranh, hạn chế nhiều mặt, nên sản suất lương thực vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng. Thời gian đầu mới thống nhất đất nước, do cơ chế quản lí không chuyển kịp yêu cầu xã hội, đã kìm hãm phát triển sản xuất, nhiều năm mỗi công lao động chỉ đạt khoảng 1 kg thóc.(1)

Từ khi Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 100 về khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động trong nông nghiệp, đặc biệt là Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về “ Đổi mới cơ chế quản lí kinh tế nông nghiệp” sản xuất nông nghiệp ởThọ Dân đã có bước nhảy vọt. Người nông dân bước đầu làm chủ trên mảnh ruộng của mình, đầu tư thâm canh, tăng vụ, nên năng suất cây trồng tăng nhanh.

Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã mang lại nguồn sinh khí mới trong xã hội. Trong sản suất nông nghiệp, các tiến bộ khoa học được đưa vào ứng dụng thường xuyên hơn, dịch vụ sản xuất được cung ứng kịp thời, tiềm lực trong nhân dân được khơi dậy, nên năng suất cây trồng tăng vượt bậc.

Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực, liên tục được mùa, đời sống nhân dân ổn định và phát triển, các phong trào của quần chúng ngày một tốt hơn. Trong sản xuất nông nghiệp, Nông Trường đang chuyển mạnh các giống cây trồng truyền thống sang các cây trồng có giá trị hàng hoá, kinh tế cao. Ngành nghề, dịch vụ, việc làm đang từng bước khởi sắc, tạo nên sự chuyển dịch đáng kể trong tỉ trọng kinh tế của địa phương.

Gắn liền với phát triển kinh tế xã hội,Nông Trường đã tích cực chăm lo xây dựng cơ sở vật chất, phúc lợi toàn dân bằng nguồn vốn của tập thể, của nhân dân và một phần hỗ trợ của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, đã xây dựng các công trình như: công trình điện nông thôn, hệ thống đài truyền thanh, trường và bếp ăn bán trú cho học sinh trường Mầm Non, trường Tiểu Học, Trung Học cơ sở hai tầng, khu nhà hiệu bộ trường Tiểu Học theo tiêu chí chuẩn Quốc gia. Hệ thống đường giao thông nông thôn được cứng hóa theo chỉ giới đường liên thôn rộng  đường nội thôn  và từ năm 2008 bắt đầu thực hiện chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn,

Trong nông nghiệp xã đã tích cực khắc phục khó khăn, thách thức tiến hành CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn kiên cố được  km đường kênh  mương nội đồng phục vụ cho sản xuất, tích cực đưa cây lúa lai, ngô lai vào sản xuất,

Ngoài ra,Nông Trường còn là xã có thế mạnh phát triển công, nông nghiệp và dịch vụ, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng xây dựng các trang trại, gia trại nuôi lợn, vịt siêu trứng, nuôi cá, dịch vụ xay sát và cơ khí…các mô hình này vừa giải quyết được việc làm vừa có thu nhập ngày càng cao. Trong thực tế đã có nhiều hộ gia đình có kinh tế khá, nhà cửa khang trang, cuộc sống ngày một phát triển. Những ngôi nhà bằng, nhà cao tầng đang từng bước thay thế những mái tranh lụp sụp xưa kia. Cuộc sống ấm no, hạnh phúc đang hiển hiện trên đất Nông Trường vốn giàu truyền thống cách mạng và cần cù, sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu.

Truyền thống văn hóa phong phú.

Nông Trường là một xã có nền văn hoá phát triển lâu đời. Mảnh đất và con người ở đây đã chất chứa, thấm đẫm bao giá trị văn hoá, tinh thần tinh tuý từ ngàn xưa để lại. Đây là tài sản vô giá, góp phần tạo nên cốt cách, lối sống của người Nông Trường hôm nay.

Vượt lên muôn vàn gian khó của một vùng chiêm trũng xen lẫn gò đồi, những hủ tục, lạc hậu, những định chế ràng buộc của chế độ phong kiến, đời sống văn hoá của địa phương vẫn cứ tồn tại, phát triển bền bỉ cùng năm tháng.

Nếp sống văn hoá, đặc biệt là văn hoá dân gian ở đây phản ánh khá rõ đời sống tinh thần của người dân , vừa mang sắc thái riêng biệt, vừa mang những nét chung của vùng miền. Đến nay, các văn bản chính thức ghi chép được không nhiều, nhưng qua truyền khẩu từ bao đời nay cho thấy văn hoá dân gian ở đây phát triển rất phong phú. Những câu hò vè, những câu ca dao, những bài thơ, phú, chuyện cổ tích nói về đạo lí, tinh thần, về tình cảm, tình yêu lao động, yêu quê hương, đất nước vừa là những bài học đạo đức, răn dạy về lẽ sống, đạo làm người, vừa phản ánh phong tục, đời sống tinh thần khá phong phú - cư dân của nền văn minh lúa nước.

Nông Trường có truyền thống hiếu học. Từ thuở mở đất, dựng làng, cuộc sống còn chìm trong bộn bề gian khó, người dân nơi đây đã hướng tới sự học với niềm ngưỡng vọng cao siêu nhất. Người có học luôn được kính trọng, được xếp vào hàng trên trong làng.

Có thể nói nhân dân có đời sống tinh thần rất phong phú. Tìm hiểu kĩ về văn hoá ở đây hé mở cho chúng ta thấy đây thực sự là một vùng quê chất chứa nhiều giá trị lịch sử, văn hoá và cách mạng.

II. CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ.

1. Lịch sử hình thành làng xã.

Quá trình hình thành làng là quá trình đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, với giặc dã để tồn tại và phát triển. Trong cuộc đấu tranh ấy, nhân dân Nông Trường đã bồi đắp và sáng tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần phong phú, góp phần hình thành nên sắc thái văn hoá, cốt cách của người Triệu Sơn hôm nay.

Trải qua hàng trăm năm lịch sử, các đơn vị dân cư đã nhiều lần thay đổi tên gọi, điều chỉnh địa giới hành chính và luôn gắn liền với sự hình thành và phát triển của huyện Nông Cống - Triệu Sơn.

lich sư hình thành quê hương xã Nông Trường

Đăng lúc: 12/12/2019 15:26:02 (GMT+7)

 

Quá trình hình thành và phát triển của xã Nông Trường

            Xã Nông Trường  là một vùng quê cả lịch sử sử phát triển lâu đời. Lịch sử hình thành và phát triển cộng đồng dân cư nơi đây gắn liền với quá trình đấu tranh với thiên tai, địch họa, là quá trình lao động sáng tạo, cần cù và tån tiện và, đồng thời sáng phát triển,tạo ra những giá trị văn hóa quý giá. Đức tính chịu thương, chịu khó, “ thương người như thể thương thân” luôn là mạch nguồn xuyên suốt trong lối sống, đạo lý của người Nông Trường.

            Trong các cuộc kháng chiến, với ý chí"thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ", "không có gì quý hơn độc lập, tự do", nhân dân Nông Trường vững vàng trên mọi mặt trận, vừa xây dựng quê hương, sẵn sàng chiến đấu; vừa cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến. Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào người Nông Trường vẫn phát huy được truyền thống quý báu của quê hương, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp chung của dân tộc. Để rồi khi non sông thu về một mối, Bắc - Nam ca khúc khải hoàn, c¸n bé, nhân dân xã Nông Trường vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng các danh hiệu cao quý với nhiều huân, huy chương các loại, cờ thi đua, danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng . Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2000.

            Từ một vùng quê  vượt qua muôn vàn khó khăn, bằng sự lao động cần cù, sáng tạo của mình,nông Trường vượt lên giành nhiều thành tích trong sản xuất, xây dựng cuộc sống mới. Trong cuộc chiến chống đói nghèo, lạc hậu, xây dựng quê hương giầu đẹp, một lần nữa Nông Trường lại giành được những thành tích rất đáng tự hào. Từ những mái tranh lụp sụp xưa kia, nay đa số nhà dân được ngói hóa, kiên cố hóa, với nhiều tiện nghi hiện đại của thời kì đổi mới. Trường học, trạm xá được xây dựng khang trang, bề thế, đường giao thông được mở rộng qua phong trào “hiến đất”, đang được bê tông hóa, khiến quê hương đổi mới từng ngày. Các phong trào phát triển kinh tế, văn hóa đang thu được nhiều kết quả tốt đẹp.

            Trong thắng lợi chung đó, một nhân tố có ý nghĩa quyết định đó là sự lãnh đạo của tổ chức Đảng trên địa bàn xã. Từ một tổ Đảng được thành lập năm 1953  và đến nay là một Đảng bộ luôn đạt Trong sạch vững mạnh gồm 8 chi bộ, với 365 đảng viên là một quá trình chiến đấu, dựng xây, phát triển đầy hi sinh và gian khổ.

            Để góp phần lý giải, sức mạnh nào đã tạo nên sự thay đổi kỳ diệu ấy, đồng thời ghi lại chặng đường đầy gian khó nhưng cũng rất vinh quang của Đảng bộ; lưu danh đảng viên, quần chúng nhân dân đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, cùng những người đã đóng góp trí tuệ, công sức, tiền của vì sự nghiệp cách mạng, thực hiện Chỉ thị số 15 - CT/TW, ngày 28 tháng 8 năm 2002 của Ban bí thư Trung ương Đảng (khóa IX), chủ trương của Tỉnh ủy Thanh Hóa và Chỉ thị 26 - CT/HU, ngày 21 tháng 10 năm 2013 về đẩy mạnh công tác biên soạn lịch sử Đảng bộ cơ sở, chấp hành Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Nông Trường (khóa XVII), ngày  tháng 4 năm 2015, Đảng ủy xã Nông Trường xây dựng Nghị quyết chuyên đề lãnh đạo sưu tầm, biên soạn cuốn lịch sử Đảng bộ Nông Trường giai đoạn 1953 – 2015. Sự ra đời của cuốn lịch sử Đảng bộ nhằm tổng kết khách quan lịch sử sự ra đời, xây dựng và lãnh đạo của Đảng bộ trong những năm qua, cùng với sự lãnh đạo của Đảng bộ đã phát huy truyền thống cách mạng yêu nước của dân ta, tạo ra giá trị tinh thần vật chất mới ngày càng tiến bộ, phát triển, qua đó góp phần giáo dục truyền thống lịch sử Đảng bộ Nông Trường; làm cho các thế hệ đảng viên tự hào, trân trọng phát huy truyền thống tốt đẹp của Đảng bộ; làm tròn nghĩa vụ của người đảng viên trong các giai đoạn cách mạng mới; “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, xây dựng nông thôn mới sớm trở thành hiện thực trên quê hương Nông Trường.

            Cuốn sách “ Lịch sử Đảng bộvà phong trào cách mạng xã Nông Trường 1953 - 2015” được suất bản là một công trình ý nghĩa ghi dấu mốc lịch sử  năm ngày thành lập xã (4/1953 - 4/1915) .

            Quá trình nghiên cứu, biên soạn đã được Ban Tuyên giáo Huyện ủy Triệu Sơn, Hội Khoa học lịch sử Thanh Hóa giúp đỡ, được các đồng chí cán bộ chủ chốt của xã qua các thời kỳ, các bậc tiền bối cách mạng cùng các đồng chí có tuổi đời, tuổi Đảng cao đã góp ý xây dựng. Các đồng chí trong Ban sưu tầm biên soạn đã tận tâm, trách nhiệm hoàn thành suất sắc nhiệm vụ trong suốt 5 năm (2010 - 2015), trong đó trân trọng cảm ơn các đồng chí lão thành cách mạng và nhân dân xã cung cấp nhiều tư liệu quý. Song do thời gian dài, cấp ủy, cán bộ chủ chốt của Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể thay đổi nhiều, tư liệu sử không được ghi chép có hệ thống, do đó cuốn sách không sao tránh khỏi thiếu sót.

            Chúng tôi xin trân thành cảm ơn và tiếp thu ý kiến xây dựng của các đồng chí, và bạn đọc gần xa, để lần tái bản và xuất bản giai đoạn tiếp theo đạt kết quả chất lượng tốt hơn.

KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI,

CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ

            VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI.

1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên.

Xã Nông Trường nằm về phí  nam huyện Triệu Sơn, cách thị trấn Giắt trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của huyện Triệu Sơn 4 km, cách thành phố Thanh Hóa 25 km về phía Tây. Nông Trường có vị trí địa lý phía Đông giáp với xã Khuyến Nông , xã Tiến Nông. ; nam giáp với Thái Hòa, Phía tây giáp vớí xã Vân Sơn, phía bác giáp với xã An Nông, xã Minh Châu.

Nông Trường  có diện tích tự nhiên là: 542,36 ha, Xã có 1.680 hộ và  5.341 khẩu.Vềđịa hình và thổ nhưỡng.

Nghiên cứu lịch sử kiến tạo địa chất đã khẳng định, cũng như nhiều xã trong khu vực,Nông Trườngcó địa hình đồng bằng , cao ở phía bắc, thấp về phía nam, thuận lợi cho hệ thống tưới tiêu.

Khí hậu xã Nông Trường nằm ở vị trí khí hậu nhiệt đới gió mùa,

Với nguồn gốc hình thành và địa hình như vậy, nhìn chung chất đất ở Nông Trường tương đối phong phú. Nhìn chung thổ nhưỡng Nông Trường tương đối thuận tiện cho sản xuất, nhất là trồng lúa nước.

Đặc điểm này đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch thời vụ, đồng thời tạo nên sự đa dạng phong phú cho cơ cấu giống cây trồng ở địa phương, do nhập về những loài cây có nguồn gốc ôn đới như các loại rau mùa đông, tạo điều kiện quan trọng để đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính.

2. Kinh tế - xã hội

Trước kia đời sống của nhân dân vô cùng khổ cực, Là một vùng quê lấy sản xuất nông nghiệp làm nghề chính

Từ năm 1896 đến năm 1925, người Pháp đã cho xậy dựng hệ thống thuỷ nông Sông Chu, gồm đập Bái Thượng, 1 kênh đào chính, 2 kênh đào phụ, có tổng chiều dài 110 km và hệ thống chi giang, tiểu câu dài 2.625 km. Từ đây, sản xuất nông nghiệp thuận lợi hơn. Nhưng sống trong chế độ thực dân phong kiến đời sống nhân dân vẫn không được cải thiện. Người nông dân là lực lượng lao động chủ yếu sản xuất ra lương thực, thực phẩm, nhưng bị bóc lột tàn nhẫn, sưu cao thuế nặng, phu phen, tạp dịch liên miên, thiên tai tàn phá mùa màng, hủ tục đè nặng lên cuộc sống làng quê. Ruộng đất tập trung trong tay nhà giàu, người nông dân quanh năm làm thuê cuốc mướn, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà cơm không đủ no, áo không đủ mặc. Số đông ngày ba, tháng tám phải ăn rau, ăn cháo cầm hơi, cuộc sống vô cùng khốn khó.

Đến khi hợp tác xã nông nghiệp ra đời, công tác thuỷ lợi mới được chú trọng, hệ thống mương tưới, mương tiêu được củng cố, bờ vùng, bờ thửa được quy hoạch, các tiến bộ khoa học kĩ thuật từng bước được đưa vào ứng dụng nên năng suất lúa dần được nâng lên. Tuy nhiên, điều kiện đất nước còn chiến tranh, hạn chế nhiều mặt, nên sản suất lương thực vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng. Thời gian đầu mới thống nhất đất nước, do cơ chế quản lí không chuyển kịp yêu cầu xã hội, đã kìm hãm phát triển sản xuất, nhiều năm mỗi công lao động chỉ đạt khoảng 1 kg thóc.(1)

Từ khi Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 100 về khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động trong nông nghiệp, đặc biệt là Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về “ Đổi mới cơ chế quản lí kinh tế nông nghiệp” sản xuất nông nghiệp ởThọ Dân đã có bước nhảy vọt. Người nông dân bước đầu làm chủ trên mảnh ruộng của mình, đầu tư thâm canh, tăng vụ, nên năng suất cây trồng tăng nhanh.

Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã mang lại nguồn sinh khí mới trong xã hội. Trong sản suất nông nghiệp, các tiến bộ khoa học được đưa vào ứng dụng thường xuyên hơn, dịch vụ sản xuất được cung ứng kịp thời, tiềm lực trong nhân dân được khơi dậy, nên năng suất cây trồng tăng vượt bậc.

Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực, liên tục được mùa, đời sống nhân dân ổn định và phát triển, các phong trào của quần chúng ngày một tốt hơn. Trong sản xuất nông nghiệp, Nông Trường đang chuyển mạnh các giống cây trồng truyền thống sang các cây trồng có giá trị hàng hoá, kinh tế cao. Ngành nghề, dịch vụ, việc làm đang từng bước khởi sắc, tạo nên sự chuyển dịch đáng kể trong tỉ trọng kinh tế của địa phương.

Gắn liền với phát triển kinh tế xã hội,Nông Trường đã tích cực chăm lo xây dựng cơ sở vật chất, phúc lợi toàn dân bằng nguồn vốn của tập thể, của nhân dân và một phần hỗ trợ của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, đã xây dựng các công trình như: công trình điện nông thôn, hệ thống đài truyền thanh, trường và bếp ăn bán trú cho học sinh trường Mầm Non, trường Tiểu Học, Trung Học cơ sở hai tầng, khu nhà hiệu bộ trường Tiểu Học theo tiêu chí chuẩn Quốc gia. Hệ thống đường giao thông nông thôn được cứng hóa theo chỉ giới đường liên thôn rộng  đường nội thôn  và từ năm 2008 bắt đầu thực hiện chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn,

Trong nông nghiệp xã đã tích cực khắc phục khó khăn, thách thức tiến hành CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn kiên cố được  km đường kênh  mương nội đồng phục vụ cho sản xuất, tích cực đưa cây lúa lai, ngô lai vào sản xuất,

Ngoài ra,Nông Trường còn là xã có thế mạnh phát triển công, nông nghiệp và dịch vụ, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng xây dựng các trang trại, gia trại nuôi lợn, vịt siêu trứng, nuôi cá, dịch vụ xay sát và cơ khí…các mô hình này vừa giải quyết được việc làm vừa có thu nhập ngày càng cao. Trong thực tế đã có nhiều hộ gia đình có kinh tế khá, nhà cửa khang trang, cuộc sống ngày một phát triển. Những ngôi nhà bằng, nhà cao tầng đang từng bước thay thế những mái tranh lụp sụp xưa kia. Cuộc sống ấm no, hạnh phúc đang hiển hiện trên đất Nông Trường vốn giàu truyền thống cách mạng và cần cù, sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu.

Truyền thống văn hóa phong phú.

Nông Trường là một xã có nền văn hoá phát triển lâu đời. Mảnh đất và con người ở đây đã chất chứa, thấm đẫm bao giá trị văn hoá, tinh thần tinh tuý từ ngàn xưa để lại. Đây là tài sản vô giá, góp phần tạo nên cốt cách, lối sống của người Nông Trường hôm nay.

Vượt lên muôn vàn gian khó của một vùng chiêm trũng xen lẫn gò đồi, những hủ tục, lạc hậu, những định chế ràng buộc của chế độ phong kiến, đời sống văn hoá của địa phương vẫn cứ tồn tại, phát triển bền bỉ cùng năm tháng.

Nếp sống văn hoá, đặc biệt là văn hoá dân gian ở đây phản ánh khá rõ đời sống tinh thần của người dân , vừa mang sắc thái riêng biệt, vừa mang những nét chung của vùng miền. Đến nay, các văn bản chính thức ghi chép được không nhiều, nhưng qua truyền khẩu từ bao đời nay cho thấy văn hoá dân gian ở đây phát triển rất phong phú. Những câu hò vè, những câu ca dao, những bài thơ, phú, chuyện cổ tích nói về đạo lí, tinh thần, về tình cảm, tình yêu lao động, yêu quê hương, đất nước vừa là những bài học đạo đức, răn dạy về lẽ sống, đạo làm người, vừa phản ánh phong tục, đời sống tinh thần khá phong phú - cư dân của nền văn minh lúa nước.

Nông Trường có truyền thống hiếu học. Từ thuở mở đất, dựng làng, cuộc sống còn chìm trong bộn bề gian khó, người dân nơi đây đã hướng tới sự học với niềm ngưỡng vọng cao siêu nhất. Người có học luôn được kính trọng, được xếp vào hàng trên trong làng.

Có thể nói nhân dân có đời sống tinh thần rất phong phú. Tìm hiểu kĩ về văn hoá ở đây hé mở cho chúng ta thấy đây thực sự là một vùng quê chất chứa nhiều giá trị lịch sử, văn hoá và cách mạng.

II. CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ.

1. Lịch sử hình thành làng xã.

Quá trình hình thành làng là quá trình đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, với giặc dã để tồn tại và phát triển. Trong cuộc đấu tranh ấy, nhân dân Nông Trường đã bồi đắp và sáng tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần phong phú, góp phần hình thành nên sắc thái văn hoá, cốt cách của người Triệu Sơn hôm nay.

Trải qua hàng trăm năm lịch sử, các đơn vị dân cư đã nhiều lần thay đổi tên gọi, điều chỉnh địa giới hành chính và luôn gắn liền với sự hình thành và phát triển của huyện Nông Cống - Triệu Sơn.