Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
137093

Bài tuyên truyền tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2024

Ngày 19/03/2024 16:12:05

 Trong những năm gần đây, do biến đổi của khí hậu, tình hình thiên tai, dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, ngành chăn nuôi đang phát triển nên việc lưu thông, mua, bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật được mở rộng, làm tăng nguy cơ lây lan và bùng phát các loại dịch bệnh nguy hiểm, như: bệnh cúm gia cầm, tai xanh, lở mồm long móng, tụ huyết trùng, dịch tả,...
Hiện nay thời tiết đang là lúc giao mùa, khí hậu có biến đổi thất thường xảy ra trên đàn vật nuôi, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời cũng rất dễ phát sinh thành dịch do mầm bệnh( vi khuẩn, vi rút) có điều kiện thuận để sinh sôi, nảy nở, phát tán nhanh qua không khí, qu gió, qua thức ăn, nước uống, vật dụng chuồng nuôi.
 Để chủ động khống chế có hiệu quả các loại dịch bệnh ở gia súc, gia cầm,bệnh dại trên đàn chó, mèo, đảm bảo an toàn tính mạng và sức khỏe cộng đồng của nhân dân, đồng thời giảm thiểu thiệt hại về kinh tế của các hộ nhân dân trong ngành chăn nuôi.
UBND xã Nông Trường căn cứ vào kế hoạch số 6485 ngày 24/11/2023 và công văn số 185 ngày 12/02/2024 của UBND huyện Triệu Sơn về việc " Thực hiện nghiêm túc Năm cao điểm" tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo và vắc xin phòng dịch cho đàn gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2024.
Các bệnh phải tiêm phòng bắt buộc đối với từng loại gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2024 như sau:
- Đối với đàn trâu, bò: tiêm phòng bệnh lở mồm long móng, bệnh tụ huyết trùng, bệnh viêm da nổi cục
- Đối với đàn lợn: tiêm phòng bệnh dịch tả lợn, bệnh tụ huyết trùng; lợn nái, lợn đực giống tiêm phòng bệnh lở mồm long móng
- Đối với đàn gà: tiêm bệnh cúm gia cầm; đối với viyj tiêm phòng bệnh dịch tả vịt, bệnh tụ huyết trùng gia cầm
- Đối với chó, mèo: tiêm vắc xin phòng bệnh dại.
Việc phòng bệnh cho vật nuôi hiện nay là một điều vô cùng quan trọng, và nó đã trở thành một công tác không thể thiếu trong quy trình chăn nuôi. Ở đâu còn bệnh truyền nhiễm lưu hành, thì ở đó sản phẩm chăn nuôi sẽ bị đe dọa, ngừng lưu thông. Vì vậy, việc sử dụng vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi là biện pháp tốt nhất để đảm bảo cho nền chăn nuôi phát triển bền vững và an toàn. Điều quan trọng hơn nữa là làm tốt công tác tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh động vật sẽ giúp con người tránh được những hiểm họa của các dịch bệnh trên động vật có khả năng lây sang người như cúm gia cầm, bệnh dại.
Ngoài việc tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm, thì các hộ chăn nuôi cần chú ý vệ sinh chuồng trại. Có thể nói đây là biện pháp tuy đơn giản nhưng thực tế người chăn nuôi chưa chú trọng và thật sự quan tâm. Biện pháp này có tác dụng rất quan trọng nhằm loại trừ và hạn chế mầm bệnh sinh trưởng và phát triển.
Hai công đoạn cần làm trong vệ sinh chuồng trại là phun thuốc sát trùng và quét rửa chuồng trại, khơi thông cống rãnh, không để úa nước đọng.
Sau khi vệ sinh chuồng trại xong, bà con nên phun thuốc sát trùng. Việc phun phòng tốt nhất là phun định kỳ, diện tích phun rộng cả khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh. Đối với các trang trại cần thực hiện tốt việc dùng các hố sát trùng và rắc vôi bột ngoài khu vực chuồng nuôi. Đối với các hộ còn nuôi ở trong gia đình cần lưu ý hệ thống thoát nước thải ra ngoài khu dân cư, tốt nhất cần có hệ thống bioga để bảo vệ môi trường chăn nuôi cũng nư môi trường công cộng.
Đảm bảo dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng, khi thực hiện tốt sẽ nâng cao sức đề kháng cho con vật, bổ sung các loại khoáng chất, vitamin để cho con vật nâng cao sức đề kháng, ngăn chặn mầm bệnh, đảm bảo đủ nước uống cho vật nuôi.
Thường xuyên kiểm tra đàn vật nuôi, khi phát hiện con vật không bình thường( bỏ ăn, sốt, ho, thở nhanh, tiến thở khò khè, con vật đi đứng không bình thường, thích nằm,...) cần tách nuôi nhốt riêng để theo dõi, kiểm tra, nếu không thấy tiến triển tốt cần báo ngay cho cán bộ thú y để có biện pháp phòng trị bệnh tích cực.
Với gia súc, gia cầm có nhu cầu vận chuyển từ nơi này qua nơi khác cần chú ý đảm bảo các quy trình vận chuyển, thực hiện nghiêm kiểm dịch vận chuyển để đảm bảo an toàn dịch bệnh, chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh sẽ đảm bảo sức khỏe cho đàn gia súc, gia cầm, nhất là trong giai đoạn chuyển giao mùa như hiện nay.
Mỗi người dân cần nâng cao ý  thức trách nhiệm, chấp hành tốt công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; chủ động theo dõi lịch tiêm phòng của các thôn để hỗ trợ bắt giữ gia súc, gia cầm được tiêm đúng, tiêm đủ vắc xin theo quy định.
20230403103420-57vacxin.jpg

Bài tuyên truyền tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2024

Đăng lúc: 19/03/2024 16:12:05 (GMT+7)

 Trong những năm gần đây, do biến đổi của khí hậu, tình hình thiên tai, dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, ngành chăn nuôi đang phát triển nên việc lưu thông, mua, bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật được mở rộng, làm tăng nguy cơ lây lan và bùng phát các loại dịch bệnh nguy hiểm, như: bệnh cúm gia cầm, tai xanh, lở mồm long móng, tụ huyết trùng, dịch tả,...
Hiện nay thời tiết đang là lúc giao mùa, khí hậu có biến đổi thất thường xảy ra trên đàn vật nuôi, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời cũng rất dễ phát sinh thành dịch do mầm bệnh( vi khuẩn, vi rút) có điều kiện thuận để sinh sôi, nảy nở, phát tán nhanh qua không khí, qu gió, qua thức ăn, nước uống, vật dụng chuồng nuôi.
 Để chủ động khống chế có hiệu quả các loại dịch bệnh ở gia súc, gia cầm,bệnh dại trên đàn chó, mèo, đảm bảo an toàn tính mạng và sức khỏe cộng đồng của nhân dân, đồng thời giảm thiểu thiệt hại về kinh tế của các hộ nhân dân trong ngành chăn nuôi.
UBND xã Nông Trường căn cứ vào kế hoạch số 6485 ngày 24/11/2023 và công văn số 185 ngày 12/02/2024 của UBND huyện Triệu Sơn về việc " Thực hiện nghiêm túc Năm cao điểm" tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo và vắc xin phòng dịch cho đàn gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2024.
Các bệnh phải tiêm phòng bắt buộc đối với từng loại gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2024 như sau:
- Đối với đàn trâu, bò: tiêm phòng bệnh lở mồm long móng, bệnh tụ huyết trùng, bệnh viêm da nổi cục
- Đối với đàn lợn: tiêm phòng bệnh dịch tả lợn, bệnh tụ huyết trùng; lợn nái, lợn đực giống tiêm phòng bệnh lở mồm long móng
- Đối với đàn gà: tiêm bệnh cúm gia cầm; đối với viyj tiêm phòng bệnh dịch tả vịt, bệnh tụ huyết trùng gia cầm
- Đối với chó, mèo: tiêm vắc xin phòng bệnh dại.
Việc phòng bệnh cho vật nuôi hiện nay là một điều vô cùng quan trọng, và nó đã trở thành một công tác không thể thiếu trong quy trình chăn nuôi. Ở đâu còn bệnh truyền nhiễm lưu hành, thì ở đó sản phẩm chăn nuôi sẽ bị đe dọa, ngừng lưu thông. Vì vậy, việc sử dụng vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi là biện pháp tốt nhất để đảm bảo cho nền chăn nuôi phát triển bền vững và an toàn. Điều quan trọng hơn nữa là làm tốt công tác tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh động vật sẽ giúp con người tránh được những hiểm họa của các dịch bệnh trên động vật có khả năng lây sang người như cúm gia cầm, bệnh dại.
Ngoài việc tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm, thì các hộ chăn nuôi cần chú ý vệ sinh chuồng trại. Có thể nói đây là biện pháp tuy đơn giản nhưng thực tế người chăn nuôi chưa chú trọng và thật sự quan tâm. Biện pháp này có tác dụng rất quan trọng nhằm loại trừ và hạn chế mầm bệnh sinh trưởng và phát triển.
Hai công đoạn cần làm trong vệ sinh chuồng trại là phun thuốc sát trùng và quét rửa chuồng trại, khơi thông cống rãnh, không để úa nước đọng.
Sau khi vệ sinh chuồng trại xong, bà con nên phun thuốc sát trùng. Việc phun phòng tốt nhất là phun định kỳ, diện tích phun rộng cả khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh. Đối với các trang trại cần thực hiện tốt việc dùng các hố sát trùng và rắc vôi bột ngoài khu vực chuồng nuôi. Đối với các hộ còn nuôi ở trong gia đình cần lưu ý hệ thống thoát nước thải ra ngoài khu dân cư, tốt nhất cần có hệ thống bioga để bảo vệ môi trường chăn nuôi cũng nư môi trường công cộng.
Đảm bảo dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng, khi thực hiện tốt sẽ nâng cao sức đề kháng cho con vật, bổ sung các loại khoáng chất, vitamin để cho con vật nâng cao sức đề kháng, ngăn chặn mầm bệnh, đảm bảo đủ nước uống cho vật nuôi.
Thường xuyên kiểm tra đàn vật nuôi, khi phát hiện con vật không bình thường( bỏ ăn, sốt, ho, thở nhanh, tiến thở khò khè, con vật đi đứng không bình thường, thích nằm,...) cần tách nuôi nhốt riêng để theo dõi, kiểm tra, nếu không thấy tiến triển tốt cần báo ngay cho cán bộ thú y để có biện pháp phòng trị bệnh tích cực.
Với gia súc, gia cầm có nhu cầu vận chuyển từ nơi này qua nơi khác cần chú ý đảm bảo các quy trình vận chuyển, thực hiện nghiêm kiểm dịch vận chuyển để đảm bảo an toàn dịch bệnh, chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh sẽ đảm bảo sức khỏe cho đàn gia súc, gia cầm, nhất là trong giai đoạn chuyển giao mùa như hiện nay.
Mỗi người dân cần nâng cao ý  thức trách nhiệm, chấp hành tốt công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; chủ động theo dõi lịch tiêm phòng của các thôn để hỗ trợ bắt giữ gia súc, gia cầm được tiêm đúng, tiêm đủ vắc xin theo quy định.
20230403103420-57vacxin.jpg